Chúng tôi đề xuất các hình thức quản lý nhân sự phù hợp với kế hoạch M&A của doanh nghiêp. Chi phí sẽ tùy thuộc vào kế hoạch, số lượng nhân viên,…
2.Cố vấn về quản trị lao động trước và sau M&A
Chúng tôi cũng tiếp nhận và tư vấn về các vấn đề quản trị lao động trước và sau M&A theo theo tháng. Chi phí sẽ tùy thuộc vào số lượng nhân viên cũng như nội dung tư vấn…
3.Thủ tục bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội khi tiến hành M&A
Khi doanh nghiệp tiến hành M&A, sẽ có các chế độ riêng biệt nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
4.Soạn thảo (sửa đổi) Điều lệ lao động khi tiến hành M&A
Chúng tôi đưa ra tư vấn hữu ích nhằm giúp doanh nghiệp có thể nâng cao giá trị của công ty cũng như hỗ trợ tiến hành soạn thảo (sửa đổi) Điều lệ lao động và nộp cho Cục quản lý lao động trực thuộc.
5.Thẩm tra chế độ nhân sự, thẩm tra lao động
Chúng tôi hỗ trợ thẩm định về chế độ nhân sự cũng như các khoản nợ có liên quan tới người lao động trong quá trình doanh nghiệp thực hiện M&A.
Có tới 95% người chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn có người tiếp tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên trên thực tế, chưa đến một nửa trong số đó (khoảng 49%) là tìm kiếm được đối tượng thừa kế phù hợp, và có tới khoảng 15% doanh nghiệp hoàn toàn không tìm thấy đối tượng mà mình mong muốn.
Trong trường hợp không có con trai hoặc nhân viên phù hợp để kế tục sự nghiệp thì việc chuyển nhượng hoạt động kinh doanh (M&A,…) làm một trong những giải pháp phù hợp nhất.
Khi thực hiện phương thức này, bên cạnh những lợi điểm như đã có sẵn nguồn nhân sự ổn định từ trước…, thì cũng có những bất lợi phần nào về khác biệt văn hóa doanh nghiệp cũng như tâm lý bất an, thiếu tin tưởng đối với những người chủ doanh nghiệp mới của nhân viên công ty được sáp nhập…
Một doanh nghiệp nhỏ chỉ khoảng 10 người, nhưng biết rõ thế mạnh của mình, cũng như có một lượng vốn và lợi nhuận nhất định cũng vẫn có thể tiến hành thực hiện M&A ở quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sáp nhập là một thủ tục thuộc luật Tổ chức, còn các nội dung liên quan tới nhân sự – lao động trong Luật M&A thì chỉ quy định đối với thủ tục phân tách doanh nghiệp.
Quyền lợi và nghĩa vụ cũng như quan hệ lao động sẽ được chuyển giao vào ngày phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh quản trị lao động, nhân sự thì tâm lý của người lao động trong suốt quá trình từ trước khi sáp nhập cho đến sau khi đã hoàn thành sáp nhập đều là một yếu tố không thể bỏ qua. Việc làm thế nào để có thể chuyển giao các nội dung về lao động – nhân sự thuận lợi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc thành bại của quá trình sáp nhập doanh nghiệp. Đây là cũng mà điểm cần hết sức lưu ý trong khi thẩm định nhân sự doanh nghiệp.
Nguyên tắc cơ bản: Công ty tiếp tục tồn tại sau quá trình sáp nhập sẽ thừa kế tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ của công ty đã giải thể. (Khoản 2, điều 27 Luật Doanh nghiệp).
Không cần sự chấp thuận của người lao động khi chuyển giao Hợp đồng lao động (Điều 625-1 Luật Dân sự)
(Tham khảo Phán quyết của Tòa án Tối cao trong vụ án Hợp tác xã Nông nghiệp Omagari – Ngày 16/2/1988)
■Đồng thuận của cá nhân và Điều lệ lao động
Trong trường hợp không thay đổi Điều lệ lao động, doanh nghiệp không được phép sửa đổi điều kiện lao động theo hướng bất lợi trên cơ sở thỏa thuận với cá nhân. (Điều 9, 10,12 Luật Hợp đồng lao động)
■Trường hợp phân tách doanh nghiệp
Hợp đồng lao động khi được tiếp nhận sẽ thuộc về doanh nghiệp thừa kế, doanh nghiệp sáng lập (Không áp dụng Điều 625-1 Luật Dân sự).
Trong trường hợp phân tách doanh nghiệp, hợp đồng lao động được chuyển từ công ty phân tách sang công ty mới thành lập. Các điều kiện lao động được quy định trong Điều lệ lao động cũng như các thông lệ khác đã được hình thành từ trước sẽ được duy trì. Hay nói cách khác, về cơ bản sẽ không có thay đổi trong điều kiện lao động khi phân tách doanh nghiệp.
Điều kiện lao động, phúc lợi xã hội sau khi phân tách doanh nghiệp |
Mục |
---|---|
Về cơ bản, không có sự thay đổi trong điều kiện lao động sau khi phân tách |
Thỏa thuận lao động, Điều lệ lao động, Thông lệ lao động, số năm làm việc, nhà ở công ty, chế độ vay vốn mua nhà, tiền thưởng khi nghỉ việc… |
Thỏa thuận với người lao động ở một số trường hợp đặc biệt |
Lương hưu phúc lợi, Quỹ hưu trí của người lao động, Hiệp hội bảo hiểm y tế, Hợp đồng tương trợ trả tiền thưởng khi nghỉ việc dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ… |
■Sa thải người lao động khi sáp nhập, phân tách doanh nghiệp
Chế độ luật lao động của Nhật Bản không cho phép việc sa thải người lao động với lý do sáp nhập, phân tách doanh nghiệp. Nếu muốn chấm dứt hợp đồng lao động với lao động dư thừa sau khi tiến hành sáp nhập doanh nghiệp thì cần phải tuân thủ theo các điều lệ được ghi trong luật Điều chỉnh nguồn lao động.