Giám sát doanh nghiệp là quá trình các chuyên gia về Luật lao động tiến hành phân tích, đánh giá tình hình quản lý nhân sự, lao động của doanh nghiệp dựa trên nhiều khía cạnh, như: “Tính hợp pháp của Điều lệ lao động”, “Phân tích về tiền lương”, “Tham gia bảo hiểm xã hội”, “Cách thức tính tiền lương”, “Phân tích ý thức của nhân viên và môi trường làm việc”, … Ở những khía cạnh này luôn tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn mà đôi khi, ngay cả người quản lý lâu năm ở bộ phận Hành chính nhân sự của công ty đôi khi cũng không nhận ra. Việc phân tích và đánh giá toàn diện, có hệ thống của các chuyên gia sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện ra những mối nguy hại này, từ đó đề ra phương án giải quyết phù hợp, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Ví dụ cụ thể

Muốn thực hiện triệt để việc tuân thủ pháp luật ở khía cạnh quản lý lao động, nhân sự, qua đó thực hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.

Muốn kiểm tra liệu hiện tại công ty có thực hiện đúng và đủ những thủ tục mà pháp luật đã quy định hay không.

Trong tương lai muốn đưa công ty trở thành doanh nghiệp được đăng ký trên sàn chứng khoán nên muốn kiểm tra hiện trạng tuân thủ pháp luật của công ty.

Muốn các chuyên gia kiểm tra, đánh giá quá trình tính lương cũng như các thủ tục bảo hiểm xã hội của công ty có đúng hay không.

Muốn thực hiện quá trình quản lý lao động, nhân sự của công ty, không để xảy ra thiếu sót về mặt giấy tờ.

Muốn kiểm tra xem nội dung của Điều lệ lao động có đáp ứng được các nội dung sửa đổi của Luật pháp không, có đảm bảo sẽ bảo vệ được lợi ích của công ty khi xảy ra tranh chấp, khúc mắc không.

Mặt khác, khi tiến hành thủ tục công khai cổ phiếu của doanh nghiệp, các Sở giao dịch chứng khoán sẽ tiến hành thẩm định công khai, đặc biệt là tình hình thực thi pháp luật của công ty trên nhiều mặt, như luật Tiêu chuẩn lao động, các luật pháp về Bảo hiểm xã hội… Vì vậy có thể nói việc thẩm định, giám sát trước là một trong những việc bắt buộc đối với doanh nghiệp.

Việc kiểm tra các mục dưới đây có thể coi là những ví dụ cụ thể:

・Điều lệ lao động cũng như các thủ tục, giấy tờ khác đã được hoàn thiện và nộp lên Cục tiêu chuẩn lao động chưa?

・Các thỏa thuận cần thiết giữa người lao động và người sử dụng lao động đã được ký kết đầy đủ chưa?

・Phạm vi quyền hạn của người quản lý đã phù hợp chưa?

・Đã quản lý chính xác thời gian lao động chưa?

・Đã trả đúng tiền lương làm việc ngoài giờ chưa?

・Đã có những quy định đúng về việc nhân viên đi làm ngày nghỉ chưa?

・Thực tế thời gian làm việc ngoài giờ đã đúng với phạm vi được quy định trong thỏa thuận chưa?

・Có nhận được yêu cầu chấn chỉnh tình hình quản lý lao động của Sở giám sát tiêu chuẩn lao động sau thanh tra không?

・Đã thực hiện đúng các thể chế được quy định trong luật An toàn vệ sinh lao động chưa?

○Đã bổ nhiệm bác sỹ riêng cũng như người quản lý vệ sinh phù hợp với số lượng người lao động của công ty theo yêu cầu của pháp luật chưa?

○Có tổ chức họp Ủy ban các vấn đề về vệ sinh theo quy định không?

○Có thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và kiểm tra sức khỏe đầu vào cho nhân viên mới không?

・Có tham gia bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội đúng quy định không?

・Nhân viên bán thời gian có tham gia bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội đúng quy định không?

Gần đây, xuất hiện những tình trạng như “làm thêm nhưng không được trả tiền”, “được gắn chức vụ quản lý để công ty không phải trả tiền làm thêm”. Những vấn đề này, khi bị phát giác và truy cứu trách nhiệm thì sẽ mất rất nhiều tiền để có thể giải quyết.

Vì vậy, chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành thẩm định tình hình tuân thủ pháp luật của công ty mình, cũng là một biện pháp hữu ích để phòng tránh các tranh chấp lao động. Đương nhiên, không chỉ tiến hành kiểm tra, giám sát, chúng tôi cũng sẽ đưa ra những đề xuất, lời khuyên hữu ích cho doanh nghiệp dưới góc độ chuyên môn.

Quý vị có thể an tâm vì người tiến hành thẩm định là chuyên viên về luật lao động và bảo hiểm xã hội có nhiều kinh nghiệm và nhân viên của công ty tư vấn.